4 cách để phân biệt các loại vải áo thun.

Áo thun có bề dày lịch sử lâu đời và được sử dụng phổ biến rộng rãi và là trang phục sử dụng nhiều nhất mà nền thời trang đã sản sinh ra vì chúng không chỉ đẹp, bền, thoải mái khi mặc và rất linh động khi phối đồ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải thun, do vậy một người bình thường khó nhận biết được chính xác loại nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn nhận biết được các loại vải thun để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

1. Các loại vải thun

1.1 Vải thun trơn cotton

Vải thun trơn cotton là loại vải được sử dụng phổ biến nhất bởi giá thành rẻ, chất liệu vải cũng khá nhẹ, có thể may được nhiều áo hơn, thích hợp cho may các kiểu áo thun đơn giản như áo thun cổ tròn, cổ bẻ, cổ tim,…Vải thun trơn Cotton có nhiều loại khác nhau:

a. Thun 100% Cotton

Nguồn gốc: Được làm nên bởi sợi quả bông chuyên sâu hơn hẳn loại xenluloxo ( Sợi bông)
Đặc tính: có khả năng có giãn tốt loại 2 chiều hoặc 4 chiều, loại 4 chiều, hút ẩm tốt, thoải mái khi mặc và vận động, đặc biệt rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Tuy nhiên áo thun có thành phần 100% Cotton thì có giá thành hơi cao so với các loại vải khác, và hay nhăn và xù lông.

b. Thun 65% Cotton hay còn gọi là Cotton 65/35 ( CVC)

Nguồn gốc: Thành phần bao gồm 65% Sợi Cotton và 35% sợi PE, loại vải này được cấu tạo bởi hai thành phần là sợi cotton và sợi PE.
Đặc tính: Loại này không hút ẩm và mát bằng thành phần 100% nhưng nhờ có thêm thành phần nhựa PE nên không bị nhăn và xù như 100% cotton, nhìn chung loại này khá tốt để may áo thun cao cấp.

c. Thun TC hay còn gọi là thun Cotton 35/65

Nguồn gốc: được cấu tạo nên từ thành phần 35% sợi cotton và 65% sợ PE
Đặc tính: Với nhiều thành phần sợi nhựa PE nên áo có cảm giác mềm mại của chất liệu Cotton và độ “đứng vải” của PE rất thích hợp cho may áo thun của Nam giới vì độ đứng vải tốt cho sản phẩm áo có độ Nam tính và mạnh mẽ hơn

d. Thun trơn PE ( Polyeste, Thường gọi Pê- E )

Nguồn gốc: Thành phần 100% từ sợi PE
Đặc tính: Co giãn 2 chiều hoặc 4 chiều, Có độ bền cao và ít bị nhàu, xù, ít bị co khi sử dụng, ít bị bong, tróc, phai màu khi in họa tiết, nhưng không hút ẩm và thoáng mát bằng loại có nhiều thành phần cotton, nên được ít sử dụng hơn, có thể để may áo thun quảng cáo sử dụng một thời gian ngắn để quảng cáo một loại mặt hàng/ dịch vụ nào đó xong rồi không sử dụng nữa.

1.2 Vải Thun Cá Sấu ( Lacoste )

Cũng là loại vải được làm từ Cotton nhưng mắt lưới to hơn, nhám hơn loại thun trơn thông thường hay được làm áo thun cổ trụ, xuất hiện lần đầu vào năm 1933 tại pháp với thương hiệu Lacoste được gắn Lacoste ( Hình con cá sấu) trên áo, và nổi tiếng toàn thế giới. Ngày nay người dân thường gọi tên con cá sấu để chỉ loại vải dệt theo kiểu này.


Vải cá sấu cũng giống như vải thun trơn, có 4 loại, độ co giãn 2 chiều và 4 chiều
Vải thun Cá sấu 100% Cotton
Vải thun Cá sấu 65/35
Vải thun Cá sấu 35/65
Vải thun cá Mập PE

1.3 Vải thun cá mập

Loại vải được dệt kim, mắt lưới to hơn và nhám hơn loại thun trơn và thun cá sấu, vải thun cá mập cũng có thành phần giống như vải thun trơn và thun cá sấu, độ co giãn cũng 2 chiều và 4 chiều.

Vải thun Cá Mập 100% Cotton
Vải thun Cá Mập 65/35
Vải thun Cá Mập 35/65
Vải thun cá Mập PE

1.4 Vải thun Lạnh

Vải có thành phần 100% từ sợi PE, Bên bề mặt phải của vải cảm thấy bóng loáng, có độ co dãn 2 chiều, không có lông, không xu, thích hợp cho in chuyển nhiệt

2. Các phương pháp nhận biết các loại vải thun

Để nhận biết các loại vải thun trên, ta có thể dựa vào một trong 03 phương pháp cơ bản sau :

2.1. Phương pháp 01 (Phương pháp nhận biết vải thun bằng nước)

Với phương pháp này, bạn có thể dùng một ít nước nhỏ lên bề mặt vải thun, khi đó sẽ xảy ra 02 trường hợp :

- Với vải thun 100% cotton: khả năng thấm nước nhanh, diện tích loang nước trên bề mặt vải rộng

- Với vải thun có chứa % PE: nếu tỉ lệ % PE càng nhiều thì thời gian thấm hút nước càng chậm và diện tích loang nước trên về mặt vải thun càng nhỏ.

2.2. Phương pháp 02 (Phương pháp nhiệt học)

- Với vải thun 100% cotton: do thành phần chính là xenlulozơ (thành phần chính của gỗ kim) nên khi ta đốt sẽ ngửi thấy mùi như giấy cháy và tro của vải có màu xám, mịn và dễ hoà tan.

- Với Vải thun có pha giữa sợi cotton và sơi PE: Khi ta đốt cháy sẽ ngửi thấy mùi nhựa thoang thoảng tùy theo thành phần sợi PE có trong vải nhiều hay ít, tro vải sẽ gồm một phần tan mịn còn một phần bị vón cục.

2.3. Phương pháp 03 (Phương pháp trực quan)

- Với vải thun sợi bông: Khi cầm trên tay ta cảm giác mềm mịn mát tay, loại thun sợi bông có độ đều không cao lắm, bề mặt vải không bóng mà có xù lông nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi dứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại nếp nhăn.

- Với vải thun sợi PE: Mặt sợi PE bóng, láng ,trông sợi có độ đều cao. Khi nhìn trên mặt vải thun ta có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Vò nhẹ không bị nhăn.